Nội dung trong chuỗi email “15 năm tuổi” đã phơi bày nhiều “dự đoán” của Satoshi Nakamoto về hành trình trở thành đồng tiền mã hoá hàng đầu thị trường hiện nay – Bitcoin.
Trong email mới được tiết lộ bởi Martti Malmi, một đồng nghiệp từ thời kỳ sơ khai trong việc phát triển mã nguồn Bitcoin, Satoshi Nakamoto vào năm 2009 đã từng cảnh báo rằng đồng tiền mã hoá này – hiện là tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới – có thể trở thành một “người tiêu thụ” năng lượng khổng lồ.
Không chỉ vậy, “người sáng lập” Bitcoin cũng đã sớm nhận ra các ứng dụng không tài chính của blockchain, và bày tỏ lo ngại việc gán nhãn Bitcoin là một hình thức đầu tư có thể khiến nó bị giám sát pháp lý từ chính quyền.
Email này là một phần chứng cứ được nộp lên tòa án trong vụ kiện giữa Craig Wright và Crypto Open Patent Alliance (COPA) đang diễn ra để “chứng minh Wright không phải là Satoshi Nakamoto”.
My email correspondence with Satoshi in 2009-2011: https://t.co/jyoX8gXckp
— Martti Malmi (@marttimalmi) February 23, 2024
“Người sáng lập Bitcoin” đã sớm dự đoán về những cuộc tranh cãi xoay quanh năng lượng tiêu tốn khi đào BTC Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2011, Martti Malmi và Satoshi Nakamoto đã gửi cho nhau hàng loạt email để trao đổi về “tầm nhìn” ra đời của đồng tiền mã hoá lớn nhất thị trường hiện tại.
Trong đoạn email dài 70.000 từ mới nhất, “người sáng lập” Bitcoin gọi Proof of Work (PoW) là yếu tố quan trọng để điều chỉnh mạng lưới, ngăn chặn sự tiêu thụ, đồng thời là giải pháp duy nhất để tiền mã hóa có thể hoạt động P2P mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy. Satoshi cũng “hình dung” ra một thế giới mà ai cũng có thể đào Bitcoin, ai cũng có thể kiểm soát mạng lưới.
“Nếu Bitcoin thực sự phát triển và tiêu thụ năng lượng đáng kể, tôi nghĩ rằng nó vẫn sẽ ít lãng phí hơn so với hoạt động ngân hàng truyền thống, vốn tốn kém nguồn lực lao động và tài nguyên mà Bitcoin có thể thay thế.
Chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với hàng tỷ đô la phí ngân hàng phục vụ cho mặt bằng, các chương trình tín dụng và các thư từ gởi đi hàng ngày đến các khách hàng”. Thực tế, xuyên suốt hành trình từ con số 0 lên đến giá trị đỉnh ATH ở 69.000 USD của Bitcoin, PoW vẫn luôn là trung tâm của các cuộc tranh cãi xung quanh việc tiêu thụ năng lượng khi khai thác BTC. Trong khi nhiều chuyên gia đã chỉ ra việc thợ đào sử dụng năng lượng sạch và chỉ chiếm 0,9% lượng khí thải carbon toàn cầu cho đến 2030, thì những thành phần “anti-Bitcoin” luôn chăm chăm vào mức tiêu thụ năng lượng của BTC.
Một nghiên cứu vào năm 2021 từ Galaxy Digital tuyên bố rằng, hệ thống ngân hàng truyền thống cũng như ngành vàng tiêu thụ nhiều năng lượng gấp 2 lần so với mạng Bitcoin.
“Thật mỉa mai nếu cuối cùng chúng ta phải lựa chọn giữa tự do kinh tế và bảo vệ môi trường”, Satoshi Nakamoto chia sẻ trong đoạn email. Nhận thấy tương lai các ứng dụng phi tài chính cho blockchain Không chỉ dự đoán trước những cuộc tranh cãi về chủ đề “tiêu thụ năng lượng lớn khi đào Bitcoin”, Satoshi Nakamoto cũng sớm nhận thấy tương lai của các ứng dụng phi tài chính cho blockchain.
Ngoài việc BTC có thể được dùng để thanh toán, ông coi “blockchain như một công chứng viên mã nguồn mở”, cho phép người dùng đóng dấu thời gian một cách an toàn cho thông tin của mình bằng cách khắc dữ liệu lên block của BTC, đồng thời chứng minh sự tồn tại của thông tin đó tại một thời điểm cụ thể.
Sớm lo ngại rủi ro về mặt pháp lý nếu Bitcoin nhận được sự chú ý từ chính phủ Satoshi nói ông không thích gọi Bitcoin là một hình thức đầu tư vì lo ngại về rủi ro pháp lý, điều này có thể khiến nó bị chính quyền giám sát chặt chẽ hơn. Satoshi đã vô tình nhìn thấy “cryptocurrency” từ một cá nhân nào đó trong cộng đồng và ông thích mọi người sử dụng cụm từ này.
Trong cùng chuỗi email, “người sáng lập Bitcoin” đã rõ ràng nhận ra rằng việc thu hút sự chú ý từ các chính phủ quá sớm có thể khiến Bitcoin thất bại. Thực tế, từ khi ra đời cho đến nay, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã liên tục tiến hành nhiều chiến dịch pháp lý liên quan đến cụm từ này.
SEC thậm chí đã tạo ra một danh sách các token tiền mã hóa được coi là chứng khoán, và các sàn giao dịch như Binance và Coinbase, nếu tổ chức hoạt động giao dịch “các token tiền mã hóa được coi là chứng khoán”, sẽ vi phạm luật chứng khoán của Mỹ.
Mặc dù các email không “tiết lộ” cho người đọc biết Satoshi là ai, nhưng sự thay đổi liên tục trong cách viết tiếng Anh (Hoa Kỳ) và tiếng Anh (Anh/Châu Âu) cho thấy tác giả đã rất cẩn thận trong việc che giấu nơi mình đang sống.
Đã 15 năm trôi qua, danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto vẫn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của cộng đồng người hâm mộ Bitcoin. Satoshi Nakamoto được cho là đang sở hữu đến 1,1 triệu Bitcoin, tương đương 47 tỷ USD tại thời điểm viết bài, tuy nhiên, vì Satoshi Nakamoto đã biến mất từ năm 2010, nên có thể nói số tiền này đã vĩnh viễn bị “chôn vùi”.